Hợp thức hóa lãnh sự là gì?

Hợp thức hóa lãnh sự là một vấn đề pháp lý quan trọng được giao cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện; nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xác nhận giá trị của một văn bản nói chung; cũng như xác định tư cách chủ thể trong quan hệ xã hội nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn không ít chủ thể hiểu không đúng về vấn đề này. Vậy hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Pháp luật nước ta có quy định gì quy trình, thủ thục hợp thức hóa lãnh sự?

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

  • Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định: “Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”

Hợp pháp hóa lãnh sự có thời hạn bao lâu?

Thời hạn hợp thức hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao; hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Quy trình thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

Điều 14 Nghị định 11/2011/NĐ-CP quy định cụ thể về hồ sơ gồm hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao như sau

  • 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
  • Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
  • 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
  • Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao cơ quan lãnh sự; hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
  • 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt; hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
  • 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ Điều luật này để lưu tại Bộ Ngoại giao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.